Từ xa xưa, cây gỗ lim đã xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Câu ca dao, tục ngữ như “thằng bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi một bè gỗ lim” hay “ba gian nhà rạ lòa xòa/ phải duyên coi tựa chin tòa nhà lim. Có thể thấy, gỗ lim đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
Ngày nay không phải ai cũng nắm được những thông tin cơ bản về gỗ lim. Những ứng dụng của nó để sử dụng gỗ lim một cách thông minh nhất dẫn đến việc sử dụng tràn lan, gây lãng phí tài nguyên cũng như tài chính của gia đình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về những loài gỗ lim là gì xung quanh ta, từ đó có những lựa chọn về nội thất tốt nhất từ gỗ lim.

Đôi nét về cây gỗ lim
Gỗ lim là gì?
Gỗ lim là tên thường gọi chung của tất cả các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim xẹt, lim lào, lim Nam Phi,… Ở Việt Nam, giống gỗ lim thường thấy nhất là lim xanh hay là loài thực vật có tên khoa học Erythrophleum Fordii, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.
Về hình thức, cây gỗ lim thuộc giống thực vât gỗ lớn, có chiều cao lên đến trên dưới 30m với một cây trưởng thành. Gỗ lim thường sinh trưởng tập trung thành một khu vực lớn hoặc mọc lẻ, những cây gỗ lim sống lẻ thường phân tầng thấp hơn, cành non có màu xanh lục.
Cây gỗ lim có thân thẳng và trong, gốc gỗ lim bạnh nhỏ, lá và hoa khá giống với cây xoan đào nhưng quả thì thuôn dài hơn và hạt màu nâu đen khá dẹp. Vỏ cây gỗ lim màu nâu nhạt, khi bong ra sẽ xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu.
Trong vòng đời sinh trưởng của mình, cây gỗ lim chia thành 2 giai đoạn chính là cây non và cây trưởng thành. Cây gỗ lim non thường ưa bóng râm, ngược lại với cây trưởng thành rất thích sáng. Cây gỗ lim có quá trình phát triển khá chậm, thường mọc nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, do đó chúng ta thường rất dễ bắt gặp cây gỗ lim ở Việt Nam hay một số vùng ở Đông Nam Á như Đài Loan hay Trung Quốc.
Đặc điểm nhận diện gỗ lim
Theo bảng xếp hạng gỗ tại Việt Nam, gỗ lim được xếp vào nhóm II, thuộc những loại gỗ khá quý hiếm.
Về cấu trúc bên trong, cây gỗ lim khá cứng chắc, do đó khối lượng cũng nặng hơn so với các loại gỗ thông thường, khả năng chống mối mọt cũng cao hơn rất nhiều. Gỗ lim có màu nâu thẫm, có khả năng chịu lực nén tốt đồng thời mang giá trị về mặt thẩm mỹ cao do có những vân gỗ xoắn trông vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, khi được ngâm dưới bùn nhiều năm trước khi đem đi gia công thành thành phẩm, mặt gỗ lim sẽ chuyển sang màu đen, sau khi xử lý sẽ trở thành màu sắc vô cùng sang trọng.
Về hương thơm, gỗ lim không có mùi hương thoang thoảng như gỗ xoan đào hay trầm tích mà hơi hắc, một số loài lim Lào hay các loài lim mọc ở Tây Nguyên còn có thể gây ra dị ứng đối với mũi.
