Gỗ lim nam phi?
Gỗ Lim Nam Phi được trồng ở Châu Phi, cây Lim có đường kính lớn khoảng 0,5 m đến 1,8m là gỗ nhóm I. Gỗ Lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii, thuộc nhóm gỗ quý hiếm.
Độ bền, đặc tính gỗ Lim Nam Phi
Gỗ Lim Nam Phi được trồng ở Châu Phi, cây Lim có đường kính lớn khoảng 0,5 m đến 1,2m là gỗ nhóm I. Gỗ Lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii, thuộc nhóm gỗ quý hiếm.
Gỗ Lim là loại gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt, có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.
Gỗ được bán sang Việt Nam với hình thức cây tròn và gỗ xẻ theo qui cách
Gỗ Lim Nam Phi được dùng chủ yếu trong xây dựng nhà cửa
Gỗ được dùng nhiều cho các công trình nhà gỗ cổ truyền, đình, chùa, miếu, các công trình văn hoá, cây gỗ lớn, có độ dài khi nhập về Việt Nam lên tới 15-20m rất phù hợp cho những cột đình, nhà có bước gian lớn.
Gỗ Lim được dùng rất phổ biến cho cầu thang, cửa đi, cửa sổ gỗ có đặc tính là cứng và ít cong vinh có tuổi thọ thẩm mỹ cao
Gỗ Lim thường không dùng cho Giường ngủ, sập và nói chung là đồ nội thất trong nhà, theo tôi có thể là gỗ chất gỗ độc hơn những gỗ khác như dổi, gụ, mít….., gỗ cứng khó làm hơn gỗ khác
Gỗ lim Nam Phi phân bố ở đâu?
Dòng gỗ này được nhập khẩu từ Nam Phi và xuất hiện phổ biến ở các nước như: Tropical Africa, specifically Cameroon, Congo, Equatorial Guinea, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea Bissau, Ivory Coast, Kenya, Mozambique, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Tanzania, Uganda, Zaire, Zambia.
Đặc tính sinh thái của cây gỗ lim Nam Phi là gì?
- Là cây gỗ lớn, cao trên khoảng 30m.
- Thân gỗ lim Nam Phi thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu và có nhiều nốt sần màu nâu nhạt sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong màu nâu đỏ.
- Nếu cây mọc lẻ thì thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục.
- Lá kép lông chim 2 lần mọc cách, có 3 – 4 đôi cuống cấp 2.
- Hoa loại cây này tự hình chùm kép, hoa lưỡng tính gần đều.
- Quả đậu là hình trái xoan thuôn.
- Hạt của chúng dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau, vỏ hạt cứng, dây rốn dày và to gần bằng hạt.
- Cây gỗ này sinh trưởng chậm, phân bố ở nhiều tỉnh phía bắc Việt Nam, ở độ cao dưới 350m.
- Cây non thường ưa bóng, tái sinh tốt trong rừng râm mát; ưa đất sét, sét pha, sâu dày.
Gỗ lim Nam phi có mấy loại?
Gỗ lim quý này được phân chia thành rất nhiều loại nhỏ, mỗi loại lại có những đặc điểm và tính chất riêng biệt.
- Lim Congo hay còn được gọi là ông sao được nhập từ đất nước Congo. Đây là loại gỗ có nét đẹp bên ngoài được ví gần giống với lim Lào, vì vậy giá thành của loại gỗ này cũng khá cao. Loại gỗ lim này được đánh dấu bằng cách sơn màu xanh nước biền và chữ Star kèm theo hình ông sao bốn cánh ở đầu cây gỗ.
- Lim R là loại gỗ rất chất lượng, có màu sắc đẹp và lớp vỏ mỏng tầm khoảng 2cm. Gỗ này được đánh dấu bằng cách in chữ R màu trắng nằm trên nền vòng tròn đỏ. Hiện tại thì thương hiệu này khá nổi tiếng trên thị trường gỗ nhập khẩu tại Việt Nam nói chung, mức giá của nó cũng luôn nằm trong top cao.
- Lim IHC được nhập khẩu từ Congo. Loại gỗ lim này có hình dáng bên ngoài tròn đều, màu gỗ vàng xanh, lớp vỏ mỏng từ 2-3cm. Giá của nó trên thị trường cũng rất cao. Dấu hiệu nhận biết loại gỗ này là kí hiệu chữ màu trắng nằm trên nền xanh lá cây hình
- Lim BDA có gỗ bên trong màu vàng xanh, lớp vỏ bên ngoài dày trung bình từ khoảng 2 – 3cm có khi lên 4cm. Tuy nhiên màu gỗ loại này rất đẹp và cứng chắc. Chúng được nhận biết bằng chữ màu trắng nằm trên nền màu xanh lá cây hình tam giác. Ngoài ra thì còn có dòng BDA-FipCam với chữ màu đỏ nằm trong hình tròn màu vàng.
- Lim Alpi là loại cây gỗ tròn đều, thân cây thẳng, có lớp vỏ mỏng từ 2 – 3cm. Loại gỗ này được nhận biết bằng dòng chữ Alpi màu xanh là cây và nằm trên vòng tròn màu trắng.
- Ngoài ra còn nhiều loại lim Nam Phi khác được xếp vào dòng Techwood: Sebc, Stbc, PL, FJ, CFC, SP, TL, TB, LOC, CO, ITTI, JDF, Sabm, Cuf. Những dòng gỗ này có thương hiệu không bằng những dòng đã kể ở trên nhưng chất lượng cũng rất tốt và phù hợp cho thị trường tiêu thụ tầm trung.
- Lim Trung Quốc: Thực chất đây là dòng lim Nam Phi nhưng được khai thác và thu mua bởi các ông chủ người Trung Quốc từ các nước Châu Phi. Loại gỗ này được nhận biết bằng các chữ mực màu đen. Chất lượng của nó thì bình thường được xếp vào dòng kém nhất.
Gỗ lim Nam Phi thuộc nhóm mấy?
Gỗ lim Nam Phi thuộc nhóm gỗ 1 trong danh sách các loại gỗ tại Việt Nam.
Loại gỗ này là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii, thuộc nhóm gỗ quý hiếm.
Gỗ lim Nam Phi có tốt không?
- Loại gỗ này luôn được đánh giá là loại gỗ quý và tốt, các sản phẩm làm từ gỗ lim Nam Phi luôn làm hài lòng người sử dụng chúng nhờ những ưu điểm sau đây.
- Gỗ Lim Nam Phi là loại gỗ rất cứng, chắc, nặng.
- Loại gỗ quý này không bị mối mọt và có khả năng chịu lực cực tốt, không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết.
- Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen
- Gỗ này có dác gỗ màu xám nhạt, gỗ sớm màu vàng nâu và khi già màu vàng đen, phần lõi lúc mới chặt thì màu xanh vàng nhưng sau sẽ chuyển thành màu nâu sẫm.
- Nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen. Gỗ hơi óng ánh, dăm gỗ thô, thớ xoắn chéo khá đẹp mắt.
- Gỗ được bán sang Việt Nam với hình thức cây tròn và gỗ xẻ theo qui cách.
- Gần gũi với thiên nhiên, không bị đổ mồ hôi và dễ phối đồ nội thất trong nhà.
Gỗ Lim Nam Phi giá bao nhiêu 1m3?
Hiện nay trên thị trường, giá bán cây lim tròn là khoảng 9 – 20 triệu/m3
Giá gỗ hộp xe theo quy cách đóng kiện nhập khẩu là khoảng 20 – 30 triệu /m3
Giá bán gỗ lim Nam Phi xẻ theo kích thước yêu cầu là khoảng từ 30 – 40 triệu /m3
Mức giá này chỉ là mức giá tham khảo, vì giá gỗ lim Nam Phi 2022 cũng có sự thay đổi và chênh lệch tùy vào đơn vị cung cấp, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm.
Cách chọn mua gỗ Lim Nam Phi cần biết
Khi mua gỗ quý này để làm nhà hay sử dụng với bất kì mục đích gì, để đảm bảo chất lượng gỗ chúng ta cũng lưu ý những tiêu chuẩn của gỗ lim Nam Phi.
Không nên chọn mua những cây gỗ có đặc điểm sau:
- Có bừu bởi ” bừu đâu sâu đấy”.
- Cây gỗ có tâm không thẳng, thường thì tâm của cây lim xốp, dập và dễ gãy.
- Quan sát vết cắt của cây, nếu thấy nó cằn tư, chứng tỏ cây lim đó cứng và tốt.
- Không chọn cây có rác nhiều, độ dày từ 2-3cm là hợp lý bởi cây có rác nhiều thì gỗ xốp hơn.
- Lưu ý đầu và cuối của cây gỗ lim có quét dầu thì không nên lấy vì đôi khi người bán dùng để che được lỗi sâu của cây giá rẻ.
- Cũng không nên chọn cây gỗ có quét sơn ở phần vết cắt của cây đoạn đầu và cuối.
Ứng dụng của gỗ lim Nam Phi hiện nay
Ứng dụng trong xây dựng công trình thủy lợi
Gỗ lim Nam Phi rất quý, loại gỗ này có những đặc trưng nổi bật như khá cứng, chắc, nặng và bền, không bị mối mọt, cong vênh. Vậy nên chúng được sử dụng rất nhiều trong thiết kế và xây dựng các công trình thủy lợi như cầu cống, đóng tàu thuyền,..
Ứng dụng trong thi công xây dựng nhà, chùa, đền
Gỗ lim Nam Phi được dùng nhiều cho các công trình nhà gỗ cổ truyền, đình, chùa, miếu, các công trình văn hoá, cây gỗ lớn, có độ dài khi nhập về Việt Nam lên tới 15 – 20m rất phù hợp cho những cột đình, nhà có bước gian lớn.
Ứng dụng thiết kế đồ dùng nội thất
Loại gỗ quý này trở thành một tên gọi hàng đầu trong các nguyên liệu mà các gia đình lựa chọn cho mọi món đồ nội thất, trang thiết bị trong gia đình.
Làm cột, kèo, xà
Nhờ vào đặc tính là cứng, chắc, nặng nên loại gỗ này cũng được dùng làm cột, kèo, xà… và các bộ phận cấu trúc trong những công trình xây theo lối cổ. Vì khi có biến động, dù các công trình đó bị phá hủy nhưng nguyên liệu tạo nên các chúng đặc biệt là gỗ thì vẫn có thể tái sử dụng được.
Làm cửa gỗ, cầu thang, sàn gỗ
Gỗ lim Nam phi còn có 1 đặc tính rất quý nữa đó là không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết nên nó rất được ưa chuộng trong làm cửa gỗ, cầu thang gỗ, sàn gỗ.
Đồng thời gỗ này có tính chịu lực cao, rắn chắc, và rất nặng. Nhờ đó mà các sản phẩm như cửa gỗ, cầu thang gỗ, sàn gỗ làm từ gỗ lim Nam Phi giúp tăng độ an toàn cho ngôi nhà.
Làm một số đồ gia dụng khác
Gỗ lim Nam Phi ngày nay được người tiêu dùng lựa chọn dùng làm tủ bếp, bàn ghế ăn, tủ, kệ…. Tuy nhiên, là gỗ quý, nên giá gỗ này thường đắt hơn so với các nhóm gỗ khác có chất gỗ mềm hơn như sồi, xoan đào, dổi, chò…