Gỗ lim – Trong Văn Hoá Việt Nam

Từ xa xưa, cây gỗ lim đã xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Câu ca dao, tục ngữ như  “thằng bờm có cái quạt mo, phú ông xin đổi một bè gỗ lim” hay “ba gian nhà rạ lòa xòa/ phải duyên coi tựa chin tòa nhà lim. Có thể thấy, gỗ lim đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.

Ngày nay không phải ai cũng nắm được những thông tin cơ bản về gỗ lim. Những ứng dụng của nó để sử dụng gỗ lim một cách thông minh nhất dẫn đến việc sử dụng tràn lan, gây lãng phí tài nguyên cũng như tài chính của gia đình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về những loài gỗ lim là gì xung quanh ta, từ đó có những lựa chọn về nội thất tốt nhất từ gỗ lim.

go-lim-1

Đôi nét về cây gỗ lim

Gỗ lim là gì?

Gỗ lim là tên thường gọi chung của tất cả các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim xẹt, lim lào, lim Nam Phi,… Ở Việt Nam, giống gỗ lim thường thấy nhất là lim xanh hay là loài thực vật có tên khoa học Erythrophleum Fordii, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.

Về hình thức, cây gỗ lim thuộc giống thực vât gỗ lớn, có chiều cao lên đến trên dưới 30m với một cây trưởng thành. Gỗ lim thường sinh trưởng tập trung thành một khu vực lớn hoặc mọc lẻ, những cây gỗ lim sống lẻ thường phân tầng thấp hơn, cành non có màu xanh lục.

Cây gỗ lim có thân thẳng và trong, gốc gỗ lim bạnh nhỏ, lá và hoa khá giống với cây xoan đào nhưng quả thì thuôn dài hơn và hạt màu nâu đen khá dẹp. Vỏ cây gỗ lim màu nâu nhạt, khi bong ra sẽ xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu.

Trong vòng đời sinh trưởng của mình, cây gỗ lim chia thành 2 giai đoạn chính là cây non và cây trưởng thành. Cây gỗ lim non thường ưa bóng râm, ngược lại với cây trưởng thành rất thích sáng. Cây gỗ lim có quá trình phát triển khá chậm, thường mọc nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, do đó chúng ta thường rất dễ bắt gặp cây gỗ lim ở Việt Nam hay một số vùng ở Đông Nam Á như Đài Loan hay Trung Quốc.

Đặc điểm nhận diện gỗ lim

Theo bảng xếp hạng gỗ tại Việt Nam, gỗ lim được xếp vào nhóm II, thuộc những loại gỗ khá quý hiếm.

Về cấu trúc bên trong, cây gỗ lim khá cứng chắc, do đó khối lượng cũng nặng hơn so với các loại gỗ thông thường, khả năng chống mối mọt cũng cao hơn rất nhiều. Gỗ lim có màu nâu thẫm, có khả năng chịu lực nén tốt đồng thời mang giá trị về mặt thẩm mỹ cao do có những vân gỗ xoắn trông vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, khi được ngâm dưới bùn nhiều năm trước khi đem đi gia công thành thành phẩm, mặt gỗ lim sẽ chuyển sang màu đen, sau khi xử lý sẽ trở thành màu sắc vô cùng sang trọng.

Về hương thơm, gỗ lim không có mùi hương thoang thoảng như gỗ xoan đào hay trầm tích mà hơi hắc, một số loài lim Lào hay các loài lim mọc ở Tây Nguyên còn có thể gây ra dị ứng đối với mũi.

go-lim-4

Đặc tính của gỗ lim

Ưu điểm của gỗ lim

Ưu điểm của gỗ lim đầu tiên phải kể đến là độ cứng chắc hay chính là tuổi thọ cao. Gỗ lim có cấu trúc bên trong vô cùng chắc chắn, do đó nó có khả năng chịu được những tác động từ bên ngoài rất tốt. Khả năng chống mối mọt của gỗ lim so với gỗ xoan đào cũng khá hơn nhiều, đồng thời sức tải của gỗ lim cũng được cho là khá bền bỉ. Không những thế, người ta còn yêu thích gỗ lim bởi nét đẹp nghệ thuật của nó. Bề măt gỗ lim nói chung thường có nhiều vân gỗ mềm mại hình xoắn trông rất đẹp và sang trọng. Những vân gỗ này cũng rất bền với thời gian do gỗ ít bị cong vênh và biến dạng nếu được bảo quản trong những môi trường ổn định.

go-lim-5

Nhược điểm của gỗ lim

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm, gỗ lim vẫn không thể tránh khỏi những nhược điểm mà rất nhiều loại gỗ tự nhiên gặp phải. Đầu tiên, gỗ lim có mùi hắc và không thơm như các loại gỗ khác, do đó gỗ lim có thể gây dị ứng cho người tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt khi chưa qua xử lý hóa học.

Bên cạnh đó, do những đặc tính của mình mà gỗ lim thường có giá thành rất cao. Gỗ lim cũng thường được sử dụng để chế tác những sản phẩm nội thất cao cấp, có giá trị khiến cho loại gỗ này ngày càng trở nên khan hiếm hơn.

Ngoài ra, việc chế tác gỗ lim cũng khá cầu kỳ và phức tạp do cấu trúc gỗ khá cứng chắc, để tạo ra được những sản phẩm nội thất từ gỗ lim với những nét trạm trổ tinh tế đòi hỏi người nghệ nhân phải tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức, đây cũng chính là một phần lí do khiến cho các sản phẩm nội thất bằng gỗ lim có giá thành đắt đỏ hơn so với bình thường.

Đặc biệt, do khả năng dễ chuyển đen khi ngâm lâu trong bùn, nếu không được xử lý kỹ thuật tốt, gỗ lim sẽ rất dễ trở nên xấu xí và thiếu tính thẩm mỹ.

go-lim-6

Những loại gỗ lim thường gặp

Ở nước ta, gỗ lim được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất nhà ở. Gỗ lim thường được gia công, chế tạo thành những sản phẩm nội thất vô cùng bắt mắt như bàn ghế, tủ kệ trang trí, các loại cửa như cửa ra vào, cửa sổ, … Giữa các loại gỗ lim thường không có nhiều khác biệt về mặt cấu trúc cũng như chức năng sử dụng, tuy nhiên hiện nay trên thị trường, gỗ lim Lào vẫn được ưa chuộng hơn cả.

Hiện nay, với tình trạng khai thác và sử dụng gỗ lim tràn lan, khiến cho nguồn cung cấp gỗ này ngày càng trở nên khan hiếm, giá thành cũng ngày càng bị độn lên cao hơn. Chính vì vậy, không chỉ chính quyền Việt Nam mà còn cả Lào và những nước Châu Phi khác đều phải siết chặt hơn khâu quản lý và xuất – nhập khẩu gỗ lim.

Hiện nay, tại Việt Nam có 4 loại gỗ lim phổ biến nhất là gỗ lim Lào, gỗ lim Nam Phi, gỗ lim xanh và gỗ lim xẹt.

Gỗ lim Lào là loại gỗ lim được trồng ở Lào, nhập khẩu và sản xuất thành phẩm tại Việt Nam. Đây là loại gỗ được đánh giá rất cao về mọi mặt, từ màu sắc đến cấu trúc bên trong. Nguyên nhân là bởi gỗ lim Lào được trồng tại những khu rừng tự nhiên, do đó có tuổi thọ cao và điều kiện phát triển tốt.

Bên cạnh gỗ lim Lào còn có gỗ lim Nam Phi cũng có chất lượng không hề thua kém. Tuy nhiên, xét về mặt nổi trội thì gỗ lim Nam Phi không thể so sánh được.

Ngoài ra, gỗ lim xanh và gỗ lim xẹt cũng là hai loại gỗ lim khá phổ biến tại Việt Nam. Gỗ lim xanh có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliver, họ đậu, lớp gỗ lớn, tên gọi khác là Lim ta. Đặc điểm của cây lim xanh khá giống với những giống lim bình thường khác, kích thước và chiều dài lớn, khoảng 30m chiều dàu, 0.7 – 0.9m về chiều ngang, cây ưa bóng khi nhỏ và ưa sáng khi lớn. Tại Việt Nam, cây lim xanh mọc chủ yếu tại các vùng như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ Anh, Quảng Bình,…

Lim xẹt hay Lim xẹt cánh, được khoa học đặt tên là Peltophorum pterocarpum, thuộc họ đậu, lớp gỗ lớn. Lim xẹt còn được gọi bằng một số tên gọi khác như: Lim sét, điệp, muồng kim phượng, phượng vàng,… Về cấu trúc thân cây, lim xẹt khá giống với lim xanh nhưng vỏ lim xẹt có màu trắng xám chứ không mang màu nâu như một số loài lim khác.

go-lim-7

Phân biệt gỗ lim Lào và gỗ lim Nam Phi

Về hình thức bên ngoài, gỗ lim Lào và gỗ lim Nam Phi không có nhiều khác biệt, đặc biệt là sau khi đã được gia công và sơn bóng, khách hàng sẽ rất khó nhận biết được hai loại gỗ này nếu không phải người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong nghề.

Nhìn chung, cả hai loại gỗ này đều có tuổi thọ và độ bền cao, cấu trúc rắn trắc. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học thì gỗ lim Lào có khả năng chịu được các tác động từ bên ngoài tốt hơn. Trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và những điều kiện thời tiết bất lợi, gỗ lim Lào tỏ ra là một loại gỗ bền chắc, khó bị cong vênh cũng như tác động bởi những yếu tố kể trên trong khi gỗ lim Nam Phi không hoàn toàn làm được tất cả những điều này.  Mặc dù vậy, gỗ lim Nam Phi vẫn mang những đặc điểm nổi trội nhất định so với gỗ lim Lào hay tất cả các loại gỗ lim còn lại đó là khối lượng khá nhẹ, chính vì vậy, quy trình vận chuyển và gia công của gỗ lim Nam Phi cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Về màu sắc của gỗ lim

Khi chưa qua xử lý và sơn màu, gỗ lim Lào có màu đỏ đậm hơn, chính vì vậy sau khi phun bóng nó cũng thường sáng và đẹp hơn gỗ lim Nam Phi hay bất kỳ loại gỗ lim thông thường nào khác.

Về vân gỗ

Tuổi trưởng thành của gỗ lim Lào thường cao hơn gỗ lim Nam Phi, do đó, vân gỗ khi khai thác của gỗ lim Lào cũng dày hơn rất nhiều. Tùy vào yêu cầu về mặt thẩm mỹ và phong thủy mà gia chủ có thể lựa chọn loại vân gỗ sao cho phù hợp với gia đình mình.

Về khối lượng

Như đã đề cập ở trên, gỗ lim Lào có khối lượng lớn hơn so với gỗ lim Nam Phi từ 1,2 đến 1,5 lần bởi cấu trúc gỗ đặc và chắc hơn rất nhiều.

go-lim-8

Cách nhận biết gỗ lim chính xác nhất

Hiện nay, do sự khan hiếm ngày một tăng của gỗ lim, rất nhiều người đã vì lợi ích cá nhân mà chế biến ra những sản phẩm nội thất gỗ lim nhưng lại không từ gỗ lim mà ra. Những sản phẩm này sau khi qua gia công sẽ rất khó để phát hiện ra rằng chúng có thực sự được làm từ gỗ lim hay không, chính vì vậy, bạn cần áp dụng ngay một số phương pháp nhận biết dưới đây:

Nhận biết gỗ lim thông qua mùi hương

Như đã đề cập rất nhiều ở trên, gỗ lim không phải là loại gỗ có hương thơm dễ chịu nếu không muốn nói là rất hắc và có thể gây dị ứng cho một số người. Chính vì vậy, phương pháp cơ bản nhất mà bạn có thể dùng để nhận biết gỗ lim chính là ngửi mùi. Nếu sau khi ngửi mùi gỗ, bạn có triệu chứng hắt hơi liên tục và ngứa ở mũi thì rất có thể đó chính là gỗ lim thật.

Nhận biết gỗ lim thông qua trọng lượng

Bên cạnh việc ngửi mùi hương của gỗ, bạn cũng có thể nhận biết gỗ lim bằng một cách đơn giản không kém đó là nhìn vào trọng lượng của gỗ. Gỗ lim chắc và do đó rất nặng, nếu khi nhấc lên bạn thấy cây gỗ có vẻ nhẹ thì rất có thể đó chỉ là gỗ thường thôi hoặc không muốn nói là gỗ kém chất lượng

Nhận biết gỗ lim thông qua nước vôi trong

Ngoài hai phương pháp kể trên, bạn cũng có thể nhận biết gỗ lim bằng một cách khác đó là sử dụng nước vôi trong. Cách nhận biết vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đem gỗ ngâm vào nước vôi trong khoảng một giờ đồng hồ, nếu sau khi ngâm gỗ chuyển sang màu thâm đen thì khả năng cao đó chính là gỗ lim thật.

Nhận biết gỗ lim thông qua rằm gỗ

Bên cạnh các phương pháp đơn giản để nhận biết gỗ lim kể trên, gỗ lim cũng có thể được nhận biết bằng một cách nữa đó chính là nhìn vào rằm gỗ. Rằm của cây gỗ lim thường cứng và dày, khi đâm vào tay sẽ gây cảm giác đau hơn so với những loại gỗ thông thường. Chính vì vậy, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn gỗ, chỉ cần đưa tay chạm vào rằm gỗ là có thể biết được chính xác đây có phải là cây gỗ lim mình cần tìm hay không.

go-lim-9

Ứng dụng gỗ lim trong sản xuất nội thất gia đình

Với những đặc điểm nổi trội của mình, gỗ lim được coi là loại gỗ rất quý, thường được sử dụng nhiều trong những công trình kiến trúc mang giá trị cao, đặc biệt, với khả năng bền chắc và chống lại được mối mọt của mình, gỗ lim thường được dùng để chế tác cột, kèo, xà nhà,hay thậm chí là ốp lát sàn nhà, sản xuất các thiết bị nội thất trang trí trong gia đình,… đồng thời cũng được sử dụng trong những công trình thủy lợi như đóng tàu thuyền, làm cầu cống,…

Bên cạnh đó, với khả năng chịu được lực nén lớn và lâu bị cong vênh, gỗ lim cũng thường được dùng để lát sàn các bền mặt như bề mặt nhà, bề mặt cầu thang,… Mặc dù vậy, gỗ lim là loài không có khả năng chịu ẩm cao, chính vì vậy, khi sử dụng cho những công trình này, thường thì người ta sẽ phải xử lý chống ẩm rất cẩn thận trước khi đưa vào thi công.

Ngoài ra, gỗ lim cũng được sử dụng để sản xuất những loại thiết bị nội thất cho gia đình như tủ kệ trang trí vô cùng bắt mắt và sang trọng. Các thiết bị nội thất từ gỗ lim không chỉ có tuổi thọ cao mà còn mang giá trị thẩm mỹ, phù hợp với mọi không gian kiến trúc, đặc biệt là những không gian theo phong cách cổ điển, ấm áp.

Một ứng dụng nữa có thể kể đến trong kiến trúc nội thất của gỗ lim là cầu thang gỗ lim. Cầu thang gỗ lim không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng mà còn vô cùng chắc chắn, đặc biệt phù hợp với những gia đình có kiến trúc giếng trời bởi giếng trời là nơi mang lại ánh sáng nhưng cũng đồng thời mang lại những điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt cho nội thất bên dưới nó, đặc biệt là nội thất gỗ. Nếu không được sử dụng những chất liệu nội thất bền và cứng chắc như gỗ lim, cầu thang hoặc bất kỳ thiết bị nội thất nào nhà bạn đều rất dễ bị nứt nẻ và cong vênh sau một thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, có một điều mà hầu như người Việt nào cũng biết đó là người ta không thường dùng gỗ lim để làm giường ngủ vì một trong những lí do sau:

Trong quá trình sản xuất nội thất từ gỗ lim, những người thợ thường rất dễ bị dị ứng bởi những bụi gỗ lim bay lơ lửng trong không khí, và do đó, nếu tiếp xúc ở khoảng cách quá gần như giường ngủ thì cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng của giấc ngủ.

Một nguyên nhân nữa là tâm linh. Theo quan niệm tâm linh và phong thủy, nhiều người cho rằng gỗ lim thường được sử dụng trong đình, chùa hoặc những công trình liên quan đến tôn giáo, và do đó, khi những công trình này bị phá hủy, các miếng gỗ được sử dụng tại đây rất dễ trôi nổi ngoài thị trường. Nếu không may mua phải những thớ gỗ này, gia chủ sẽ rất dễ gặp phải những điều xui xẻo và thất bát trong việc làm ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *