Mun nam phi hay còn gọi là mun đuôi công cái tên quen thuộc đối với giới chơi đồ gỗ . Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại gỗ có cái tên đặc biệt này.
Tìm hiểu về gỗ mun đuôi công ?
Cũng giống như mun sừng, mun hoa, mun da báo hay một số loại mun khác. Mun đuôi công cũng thuộc loài cây họ Thị, tên khoa học Diospyros crassiflora.
Nguồn gốc chủ yếu ở vùng nhiệt đới Tây Phi – Nigeria đến Cộng hòa Trung Phi, phía Nam thì đến Gabon và Cộng hòa Dân chủ Congo. Việt Nam gọi cái tên chung là Mun Nam Phi hay Mun đuôi công.
Mun đuôi công thì thuộc nhóm gỗ loại I và cần được bảo vệ tại Tây Phi. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên phân loại nó như là một loài nguy cấp.
Mun đuôi công so với các loại mun khác thì sẵn có trên thị trường hơn Mun sừng hay mun hoa và mun sọc. Gỗ bản to nhiều và sẵn hơn các loại mun khác nên thường được sử dụng để đóng bàn ghế, lục bình, tủ kệ …. và các vật phẩm mỹ nghệ khác có kích cỡ to.
Môi trường sống của chúng thường cô lập ở rừng mưa có độ cao lên tới 1.000 mét
Ưu điểm gỗ mun đuôi công
Gỗ chủ yếu là màu đen, rất cứng, nhưng chỉ xuất hiện ở những cây cổ thụ . Những cây tuổi thọ ít thì chất gỗ sẽ mềm hơn và dễ nứt hơn. Tại Cameroon, nơi cây có kích thước lớn hơn (cao 25 mét đường kính từ 3 – 3,5 m), gỗ lõi được cho là chu vi 95 cm. Gỗ mun đuôi công thì có chất Gỗ rất cứng, và bền, chống lại nấm, sâu đục gỗ khô và mối.
So với các loại mun khác thì mun đuôi công khó thi công tốn thời gian và công sức hơn vì đó giá thành đội lên rất nhiều so với giá trị thực của nó