Gỗ được phân thành hai nhóm chính, gỗ mềmgỗ cứng. Gỗ của cây lá kim (lá cây xanh quanh năm) được gọi là gỗ mềm và gỗ của cây lá rộng (lá rụng vào mùa thu) được gọi là gỗ cứng. Ví dụ:

Gỗ mềm: Bá hương, Linh sam Douglas, Linh sam, Thông, Vân sam.

Gỗ cứng: Tần bì, Bích, Anh đào, Mun, Dái ngựa, Sồi, Mận, Tếch, Óc chó, Cao su.

Cây Lim xanh nghìn năm tuổi: “Báu vật” của Xứ Thanh

Lim xanh – Thanh Hoá

II. Các đặc tính khoa học của Gỗ

1. Tên thông dụng

Là (các) tên mà mọi người thường sử dụng khi nói về một loại gỗ nhất định, có thể sử dụng các tên thương mại được dùng bởi các đại lý gỗ để dễ nhớ hơn.Tuy nhiên trong vài trường hợp, để tránh mua nhầm loại thì tốt nhất chúng ta nên sử dụng tên khoa học của gỗ.

Cây gỗ giáng hương là gì, nguồn gốc và ứng dụng của cây, thuộc nhóm mấy?

Gỗ Giáng Hương Việt

2. Tên khoa học

Tên khoa học là Tên thực vật để gọi tên chính xác hơn của một loại gỗ nhất định.

3. Trọng lượng khô trung bình

Là cách tính trọng lượng của gỗ liên quan đến khối lượng định sẵn.Tuy nhiên, trọng lượng gỗ cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của nó (MC).Ví dụ, một tấm ván vừa mới được cắt có thể nặng hơn gấp đôi so với trọng lượng khô của nó.Tiêu chuẩn đo lường phổ biến nhất cho hầu hết các kiểm tra gỗ được thực hiện trên toàn thế giới là độ ẩm (MC) 12%.

4. Độ cứng 

Chỉ số này vô cùng hữu ích trong việc trực tiếp xác định độ bền của gỗ sẽ ảnh hưởng đến độ mài mòn cũng như dự đoán được trước độ khó khăn trong việc đóng đinh, bắt ốc vít, chà nhám hoặc cưa một loại gỗ nào đó.

pic4.jpg

Mô phỏng Kiểm định độ cứng

Lignum Vitae (Gỗ Thánh) – Loại cây gỗ cứng gấp 3 lần gỗ Sồi. Đây là loài cây biểu tượng quốc gia của Bahamas và là quốc hoa Jamaica

5. Độ bẻ gãy

Độ Bẻ Gãy (MOR), đôi khi được gọi là sức uốn, là chỉ số đo độ bền của gỗ trước khi bị gãy vỡ.Chỉ số này được sử dụng để xác định độ bền tổng thể của gỗ; Không giống như độ co dãn, nó là cường độ lực mà mẫu gỗ có thể chịu được trước khi bị gãy.

Mô phỏng Kiểm định độ bẻ gãy

6. Độ đàn hồi

Nói một cách đơn giản, độ đàn hồi (MOE) đo độ uốn cong và trả về hiện trạng cũ của gỗ và là chỉ số tổng thể tốt để đánh giá độ bền của gỗ khi bị lực tác động.Về mặt kỹ thuật, nó là thước đo tỷ lệ lực được tác động trên gỗ so với độ biến dạng của gỗ, dọc theo chiều dài của nó.

Mô phỏng Kiểm tra độ đàn hồi (MOE)

7. Độ chịu lực theo chiều dọc của sớ gỗ

Đây là phép đo độ chịu lực tối đa của gỗ khi trọng lượng được tác động ép vào các đầu của gỗ, đặc biệt trong các ứng dụng về chân ghế để ngồi lên, hoặc các trường hợp khác mà lực tác động theo chiều dọc của sớ gỗ (không theo chiều vuông góc).

crushing-train

Mô phỏng Kiểm tra độ chịu lực theo chiều dọc gỗ

8. Độ co rút

Độ co rút là số lượng gỗ co lại khi đi từ trạng thái gỗ tươi sang khô hoàn toàn.

Độ co thể tích cho biết tỉ lệ co rút của một loại gỗ, nhưng nó không thể hiện chiều co rút.

độ-co-ngót -của-gỗ

III. BẢNG SO SÁNH TÍNH CHẤT VẬT LIỆU

 

GỖ THÔNG
ĐÔNG CANADA
GỖ THÔNG
TÂY CANADA
GỖ THÔNG
PHẦN LAN
GỖ THÔNG
NEW ZEALAND
GỖ CAO SU
Thanh gỗ 
Mẫu vân gõ gỗ-thông-canada-đông thông-canada-tây thông-phần-lan thông-newzealand gỗ-cao-su
Tên thông dụng Thông trắng Đông Mỹ Thông trắng Tây Mỹ, Thông trắng Idaho Thông xứ Scots Thông vàng, Thông Monterey,Thông Insignis Gỗ rừng trồng, gỗ cao su
Nơi phổ biến Vùng Đông Bắc Mỹ và các vùng khí hậu đặc trưng phù hợp. Khí hậu vùng núi Tây Bắc Mỹ Châu Âu và Bắc Á Thông bản địa vùng California và các kiểu khí hậu phía nam khác. Cây bản địa Brazil nhưng được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới đặc biệt là Châu Á
Chiều cao cây 20-30 m 30-46 m 20-35 m 24-30 m 23-30 m
Trọng lượng khô 400 kg/m3 435 kg/m3 550 kg/m3 515 kg/ m3 595 kg/m3
Độ Cứng 1,690 N 1,870 N 2,420 N 3,150 N 4,280 N
Độ Bẻ Gãy 59.3 MPa 66.9 Mpa 83.3 MPa 79.2 MPa 71.9 MPa
Độ Đàn Hồi 8.55 GPa 10.07 Gpa 10.08 GPa 10.06 GPa 9.07 GPa
Độ chịu lực theo chiều dọc 33.1 MPa 34.8 Mpa 41.5 MPa 41.6 MPa 42.1 MPa
Độ co rút Bán kính: 2.1%, Chiều ngang: 6.1%, Thể tích: 8.2%. Bán kính: 4.1%, Chiều ngang: 7.4%, Thể tích: 11.8%. Bán kính: 5.2%, Chiều ngang: 8.3%, Thể tích: 13.6%. Bán kính: 3.4%, Chiều ngang: 6.7%, Thể tích: 10.7%. Bán kính: 2.3%, Chiều ngang: 5.1%, Thể tích: 7.5%.

 

CHỨNG NHẬN NGUỒN GỖ FSC

Hội đồng Quản lý Rừng (Forest Stewardship Council – FSC) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được thành lập năm 1993 để thúc đẩy việc quản lý có trách nhiệm đối với rừng trên thế giới. FSC thực hiện điều này bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn về các sản phẩm rừng cùng với việc chứng nhận và ghi nhãn là thân thiện với môi trường sinh thái.

Nhiệm vụ của FSC là “Thúc đẩy quản lý rừng có hiệu quả về mặt kinh tế và có lợi ích lâu dài cho xã hội”.Để đạt được điều này, tổ chức đã công bố Chiến lược toàn cầu với năm mục tiêu:

1. Tăng cường quản lý rừng có trách nhiệm trên toàn thế giới.

2. Đảm bảo việc xử lý công bằng đối với những lợi ích của hệ thống FSC.

3. Đảm bảo tính toàn vẹn, độ tin cậy và tính minh bạch của hệ thống FSC.

4. Tạo ra giá trị kinh doanh cho các sản phẩm từ rừng được FSC chứng nhận.

5. Tăng cường mạng lưới toàn cầu để thực hiện các mục tiêu từ 1 đến 4.

Các mục tiêu này đang được thúc đẩy bởi các hoạt động được quản lý và phát triển thông qua 6 lĩnh vực: rừng, chuỗi cung ứng, chính sách xã hội, giám sát và đánh giá, đảm bảo chất lượng và các dịch vụ hệ sinh thái.